Trà là loại đồ uống phổ biến, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Uống trà thường xuyên sẽ giúp cho tinh thần tỉnh táo, phòng các bệnh liên quan đến tim mạch, giảm mỡ máu, chống lão hoá – trẻ lâu,… Uống trà thường xuyên là tốt, nhưng uống trà, chúng ta không nên “tham”. Trong bài viết dưới đây, HAGIASHAN sẽ chỉ cho bạn biết: 6 điều không tham khi uống trà. Hãy cùng đọc và chú ý nhé.
Không tham khi uống trà “mới”
Đối với hầu hết các loại thực phẩm, khi vừa mới sản xuất xong. Thực phẩm luôn có chất lượng tươi nhất, ngon nhất. Nhưng với trà thì khác, bạn đừng có tham uống phẩm trà vừa mới chế biến xong. Khi trà mới chế biến xong, trong trà mới có chứa nhiều axit oxalic không có lợi cho sức khoẻ. Vì thế, bạn nên để trà ít nhất 48h sau khi chế biến, rồi mới pha uống.
Đối với trà shan tuyết cổ thụ, sau khi sao xong, trà thường được bảo quản trong bao nilon kín. Trà thường chỉ được sử dụng ít nhất sau 48h chế biến.
Không tham khi uống trà “lão”
Trà “lão” – là một thuật ngữ chỉ những trà để lâu năm, rất lâu năm. Trong mỗi quá trình bảo quản, trà đều đem lại cho ta những hương vị và trải nghiêm khác nhau. Chúng ta nên tận hưởng toàn bộ những hương vị độc đáo này của trà.
Các loại trà lên men – trà Phổ Nhĩ, càng để lâu càng tốt, càng có giá trị. Nhưng, muốn trà có giá trị cao thì ta phải bảo quản đúng cách: nhiệt độ, độ ẩm, môi trường… Vì thế, nếu trà lão mà không bảo quản đúng cách, thì giá trị của trà không tăng mà còn gây hại cho sức khoẻ chúng ta.
Không tham khi uống trà “quá nóng”
Khi pha trà, chúng ta thường có thói quen đổ nước nóng trực tiếp từ phích vào ấm pha trà. Nhiệt độ quá nóng sẽ làm cho một số các phẩm trà sẽ không phát huy được hết giá trị của mình. Ví dụ: bạch trà, trà xanh, hồng trà,… chúng ta sử dụng nước 80 độ để pha chứ không dùng nước 100 độ.
Uống trà, chúng ta không nên cố uống khi nước trà quá nóng. Bởi vì, khi nước quá nóng sẽ gây tác hại tới niêm mạc và thực quản của bạn. Uống trà quá nóng sẽ gây bỏng miệng, gây khó khăn cho sinh hoạt của chúng ta.
Không tham khi uống trà “đặc”
Khi bạn uống trà quá đặc, các chất trong trà sẽ gây kích thích cho dạ dày và hệ thần kinh của bạn. Vì thế, chúng ta chỉ nên pha trà với liều lượng phù hợp, công dụng sẽ được phát huy tốt nhất.
==>>Bài viết hữu ích: Hướng dẫn cách pha trà shan tuyết cổ thụ ngon như nghệ nhân
Uống trà không tham uống “nhiều”
Khi uống quá nhiều trà trong một ngày, lượng caffein sẽ được hấp thụ hơn mức cần thiết. Từ đó, trà sẽ gây cho bạn bị mất ngủ, hệ thần kinh bị kích thích quá mức, rối loạn nhịp tim,…
Vì thế, hàng ngày chúng ta chỉ nên uống một lượng trà nhất định cho cơ thể. Đối với những người “nghiện trà”, buổi tối nên uống trà Phổ Nhĩ sẽ tốt cho tiêu hoá và dễ ngủ hơn.
Uống trà không tham uống “vội”
Buổi sáng, chúng ta không nên uống trà ngay khi mới thức dậy. Chúng ta chỉ nên uống trà sau khi đã ăn sáng. Bởi vì, nếu uống trà khi đói, dạ dày của bạn tiết nhiều dịch vị gây cồn cào, khó chịu cho cơ thể =>không tốt.
Chúng ta cũng không nên vội vã uống trà ngay sau khi mới ăn cơm xong. Chỉ nên uống trà sau bữa ăn khoảng 25-30 phút. Nếu uống trà ngay sau khi ăn cơm, các axit Tanic trong trà sẽ ngăn cản sự hấp thụ sắt của thực phẩm vào cơ thể của bạn.
Lời kết uống trà không nên “tham”
Uống trà là một thói quen cực kỳ tốt cho sức khoẻ của mỗi chúng ta. Uống trà shan tuyết thường xuyên, đúng cách sẽ giúp đầu óc được minh mẫn, phòng ngừa cách bệnh tim mạch, giảm stress căng thẳng, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, chống lão hoá,… Tuy nhiên, uống quá nóng, uống quá nhiều trà, uống quá đặc,… đều là những điều cần tránh khi uống trà. Không tham khi uống trà sẽ giúp cho bạn hưởng thụ được trà một cách ngon nhất và mang lại nhiều giá trị lợi ích tốt nhất cho cơ thể của bạn. Hãy ghi nhớ và thực hiện tốt nhất bạn nhé.