“Em ơi, hôm nay bố của chị pha trà shan chị mua bên em. Ông phản ánh là nước trà có màu vàng ánh như mật ong, chứ không xanh biếc như trà Thái Nguyên ông hay uống em à? Chị thì rất tin tưởng em, nhưng cho chị hỏi: Nước trà shan tuyết cổ thụ có màu gì? Vì sao nước trà shan tuyết không có màu xanh như trà Thái Nguyên, trà trung du vậy em? Em giải thích cho chị để chị về nói lại với ông, không ông lại hiểu nhầm là chị mua phải đổ không tốt”. – Chị Bích Phương – Đống Đa, Hà Nội
Nước trà shan tuyết cổ thụ có màu gì?
Nếu bạn đã từng thưởng thức và am hiểu về trà shan tuyết cổ thụ. Bạn sẽ nhận thấy, màu nước trà không phải xanh lục tươi như trà trung du (Thái Nguyên, Phú Thọ), mà thay vào đó là sắc vàng mật ong hoặc vàng sáng. Chính điều này khiến nhiều người thắc mắc, đặc biệt là những người chưa được uống trà shan tuyết bao giờ.
Vì thế, nếu bạn mua một gói trà shan tuyết về, nước pha mà có màu xanh thì đó chắc chắn 100% không phải là trà shan tuyết cổ thụ bạn nhé. Trà shan tuyết cổ thụ khi pha nước sẽ có màu vàng mật ong hoặc vàng sánh (hơi nâu đỏ).

Vì sao nước trà shan tuyết không có màu xanh như trà Thái Nguyên, trà trung du?
Có nhiều bạn nghĩ, trà Thái Nguyên có giá từ 200-500k/kg mà nước nó còn xanh, thì trà shan tuyết cổ thụ có giá cả triệu đồng, chắc chắn nước sẽ xanh hơn là đương nhiên. Nhưng đây là suy luận chưa đúng, không có căn cứ khoa học bạn nhé.
Trà shan tuyết cổ thụ, ở đây mình nói là loại “Lục Trà”. Lục trà có nghĩa là “trà xanh”, trà xanh nhưng tại sao nước lại không xanh???
- Theo phân loại trà, người ta dựa vào các cách chế biến để chia trà ra làm 4 loại cơ bản: Trà xanh, trà trắng, trà vàng, và trà đen.
- Mỗi cách chế biến, trà sẽ có mức đố ô xy hoá hoặc lên men khác nhau. Người ta dựa vào cách đặc tính này để phân loại trà. Vì thế “trà xanh” ở đây không có nghĩa là phải màu xanh, nước pha không nhất thiết phải xanh.

Để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao nước trà shan tuyết không có màu xanh như trà Thái Nguyên, trà trung du”. Câu trả lời nằm ở sự khác biệt từ giống trà, điều kiện sinh trưởng và phương pháp chế biến.
Trà shan tuyết cổ thụ là giống trà shan, sinh trưởng ở vùng núi cao
Trà shan tuyết cổ thụ mọc và sinh trưởng tự nhiên trên những dãy núi cao như: Tây Côn Lĩnh – Hà Giang, Suối Giàng – Yên Bái, Tà Xùa – Sơn La, Tủa Chùa – Điện Biên… Đây đều là nơi có khí hậu mát lạnh quanh năm. Các cây trà hàng trăm năm tuổi hấp thụ tinh hoa đất trời, phát triển chậm nhưng lại tích tụ nhiều dưỡng chất hơn so với trà trồng ở vùng trung du.

Trà shan tuyết có lá to dày, được phủ lớp lông trắng mịn, giàu polyphenol, catechin và flavonoid. Những hợp chất tự nhiên quý giá này có khả năng oxy hóa nhanh khi gặp nhiệt độ cao, làm cho nước trà ngả vàng thay vì xanh lục.

Phương pháp chế biến trà thủ công của người H’Mông, người Dao bản địa
Trà trung du thường được trồng tập trung ở các đồi thoai thoải, nên việc thu hái trà thuận tiện hơn rất nhiều. Trà shan tuyết là những cây cổ thụ mọc tự nhiên trên núi, địa hình phức tạp và mật độ cây không đồng đều. Vì vậy, việc hái trà rất thủ công và phải dựa 100% vào sức người.

Sau khi thu hái trà shan trên núi mang về, đồng bào H’mông và người Dao sẽ chế biến theo phương pháp làm héo tự nhiên, vò nhẹ và sao chảo gang bếp củi ở nhiệt độ thấp. Khác với cách làm trà trung du, trà shan không trải qua quá trình diệt men (kill-green) bằng nhiệt cao nên các enzym trong lá trà vẫn tiếp tục phát triển, giúp hương vị trở nên sâu lắng và nước trà có màu vàng sáng tự nhiên.

Bài tham khảo ==>> Vì sao trà sao chảo gang bếp củi lại có hương vị thơm ngon hơn?
Trà shan càng nhiều “lông tuyết”, hương vị càng thơm ngon
Đặc trưng của trà shan là trên búp, lá trà có một lớp lông trắng mịn bao phủ. Lớp lông tuyết này càng dày, càng mịn thì trà đó sẽ càng ngon. Khi búp trà có nhiều lông tuyết, trà sẽ chứa nhiều amino acid và tinh dầu tự nhiên.

Quá trình pha trà chính là quá trình oxy hóa nhẹ. Khi ta pha, một phần lông tuyết này sẽ hòa tan vào nước, tạo nên sắc vàng óng ánh quyến rũ bạn trông thấy.
Trà shan tuyết thượng hạng, nước trà luôn vàng óng
Đọc tới đoạn này, thì chắc bạn cũng đã tự trả lời được “Vì sao nước trà shan tuyết không có màu xanh như trà Thái Nguyên, trà trung du” rồi đúng không nào. Nước trà shan tuyết luôn có màu vàng óng như mật ong hoặc vàng sáng chứ nó không có màu xanh lục tươi như trà Thái Nguyên hay trà trung du. Nước trà shan để lâu, thậm chí sẽ hơi ngả sang màu nâu đỏ, đó là điều bình thường.

Khi uống trà shan tuyết, hãy để ý sắc nước vàng óng ánh dưới ánh nắng. Đó chính là màu sắc của thiên nhiên hoang sơ và tinh khiết, một tặng phẩm từ những cây trà cổ thụ vài trăm năm tuổi. Trà shan tuyết cổ thụ – một dòng trà quý, mang trong mình tinh hoa của núi rừng.
Một phẩm trà shan tuyệt cổ thụ tốt, bạn có thể pha được 10-12 lần nước mà hương vị của trà vẫn không giảm. Để tránh mua phải trà shan tuyết chất lượng thấp, bạn hãy tham khảo bài viết dưới để tránh mua phải trà shan non bạn nhé.
Bài viết tham khảo ==>> Phân biệt trà shan tuyết cổ thụ xịn và trà non. Học ngay bí kíp tránh bị lừa

Lời kết “Vì sao nước trà shan tuyết không có màu xanh như trà Thái Nguyên, trà trung du”
Trà shan tuyết là một giống trà quý, mọc và sinh trưởng trong tự nhiên ở những vùng núi cao của Tây Bắc. Lá trà shan tuyết to dày, được phủ kín lớp lông trắng mịn, giàu polyphenol, catechin và flavonoid. Cùng với phương pháp chế biến làm héo tự nhiên, vò nhẹ và sao chảo gang bếp củi của người H’Mông, người Dao bản địa. Nên nước trà shan tuyết cổ thụ sẽ có màu vàng óng mật ong hoặc vàng sánh. Trà shan tuyết cổ thụ thượng hạng, nước sẽ càng vàng sánh và trong.
.Bạn đã từng trải nghiệm loại trà, màu nước vàng óng ánh này chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn nhé! Để được trải nghiệm loại trà shan tuyết cổ thụ thượng hạng này, hãy tham khảo sản phẩm ở link ==>> Trà Shan Tuyết Cổ Thụ